MẶC ĐI SỢ Đ*CH GÌ? – CÓ VÀI THỨ CHÚNG TA PHẢI XEM LẠI
Đầu tiên, mình viết bài này không phải là call-out hay gây hấn gì với Hùng OCB cả. “Mặc đi sợ đ** gì” có thể được xem đang là slogan và thương hiệu của Hùng. Chỉ là mình thấy mọi người đang hiểu sai về thông điệp mà hắn đang muốn gửi tới cộng đồng và ngay cả Hùng hắn cũng mường tượng được điều đó nếu sau này nó sẽ bị lệch lạc đi và khó sửa.
Câu chuyện bắt đầu khi mình thấy một bên nào đang sử dụng khá nhiều việc sử dụng việc chồng lên rất nhiều quần Evisu hoặc việc mặc quần ngược lại. Cá nhân mình luôn ủng hộ cái khẩu quyết “Mặc đi sợ đéo gì” của Hùng – nhưng phải hiểu rõ cái mà hắn muốn.
Nhìn vào outfit của Hùng và bạn bè xung quanh ở Nhật Bản thì có thể hiểu “MĐSĐG” là một thông điệp là “Tôi muốn mặc gì là quyền của tôi, tôi không quan tâm người khác nói gì”. Nhưng thực thà mà nói, “MĐSĐG” của Hùng dựa trên 1 khoảng thời gian dài ở Nhật hắn ngụp lặn trong công việc, học tập để gọi là xây dựng một thứ được mang tên là “Experience”/Kinh nghiệm mà chúng ta hay nói là “Đời”. Thời trang của Hùng trưởng thành và xây dựng dựa trên cái sự “Đời” đó, vốn dĩ con người Nhật Bản theo mình được biết rất “Hai mặt”. À, gọi là “Thảo Mai” í – là trước mặt có thể bình thường, sau nói xấu không thương tiếc. Có lẽ vì những kinh nghiệm để đời đó, thái độ “Sợ đéo gì” hình thành vào trong Hùng và vào trong cả “Thời trang” của hắn để ra “MĐSĐG”. Tất nhiên, Hùng phải hiểu cơ thể hắn như thế nào, hắn muốn gì và thích gì để sử dụng thời trang như là 1 công cụ truyền tải thông điệp (Nhưng Hùng chưa nói rõ cho các bạn về điều đó).
Nhưng – một cái nhưng rất to
Nếu các bạn để ý – các bạn đều là người lớn rồi. Toàn 17,18 tuổi đến 2x tuổi – có nhận thức và chính kiến riêng. Dù là MĐSĐG nhưng thời trang của Hùng là thời trang ứng dụng được, là quần áo mặc được và di chuyển được. Có thể cho từng mục đích khác nhau – đi học, đi làm hay là đi chơi. Tất cả đều xoay quanh được “Sự ứng dụng”. Đó là lí do mà mình vẫn ủng hộ Hùng với MĐSĐG – vì thời trang làm ra là để phục vụ con người, giúp con người đẹp trong nhiều hoàn cảnh. Chứ không phải là để tôn thờ, trưng bày. “Mặc đi sợ đéo gì” đối với mình còn hiểu như là “Mua 1 món đồ mà không dám mặc, chỉ trưng vì sợ mặc không đẹp, sợ dơ đồ” thế thì cái quần, cái áo còn không thể đảm nhiệm được cái “Giá trị nó được tạo ra”. Nếu mình là quần áo, mình sẽ cảm thấy nhục nhã lắm.
“MĐSĐG” ở Việt Nam có thể được hiểu tích cực là các bạn vượt qua các định kiến xã hội thông thường, những tiêu chuẩn đã trở nên bảo thủ và cổ hủ ở thời đại này hoặc là sức ép ảo từ mạng xã hội. Nó cung cấp sự tự tin cho những người yêu thích thời trang ở lứa tuổi trẻ như các bạn – Nhưng, sự tự tin này từ đâu mà có ra?
Đó đến từ hiểu về cơ thể, hiểu về những gì mình đang thích, hiểu những gì mà ảnh hưởng lên thời trang mà mình đang mặc. Sự tự tin cốt lõi này mới có thể mang lại tinh thần “MĐSĐG” đúng nghĩa mà thằng Hùng đang xây dựng trước giờ – chứ bây giờ, nhiều người mang cái “MĐSĐG” như 1 lời bào chữa cho việc ăn mặc xuề xòa, không đẹp 1 tí nào cả. Cuộc sống các bạn – các bạn tự lo nhưng nếu đã vào trong cái cộng đồng thời trang này thì mình sẽ không ngại mà công kích.
Quay trở lại câu chuyện – việc mặc ngược quần Evisu hay bất kì cái quần nào khác đối với mình là bình thường. Nhưng sử dụng hình ảnh “Chồng chất” rồi kêu nó là MĐSĐG thì mình không đồng ý – vì nó không có tính ứng dụng. Nó lại quay trở lại một hệ quả sau này mà mình đã nhìn thấy ở trong thời gian gần – sẽ có những kẻ mặc quá lố (Như các năm International FashionWeek trước) rồi gắn mác “MĐSĐG” để bào chữa cho việc tạo hình ảnh “Toxic” hòng mang lại fame. Có những người bất chấp vậy đó, và lúc đó – cái tinh thần MĐSĐG của thằng Hùng sẽ bị hiểu sai và lệch qua một thứ không đóng góp được cho cộng đồng này nữa.
“Mặc đi sợ đéo gì” đối với mình không hề lạ. Trong lịch sử của nền văn minh thời trang này, những tinh thần như này đã xuất hiện ở kỉ nguyên của Hippie – một tinh thần phản chiến tranh, sử dụng thời trang đi ngược lại định mức của xã hội, thể hiện cái tôi của người trẻ để chống lại sự cầm quyền của chủ nghĩa tư bản với tất cả sự kì thị, phân biệt giai cấp và đặc biệt là quần áo. Hiện đại hơn – chúng ta có “Anti-Fashion/ Opposite of Fashion Establishment” . Trong những năm 90s, khi các nhà thiết kế trẻ bắt đầu chỉ trích công khai những nền tảng về nghệ thuật đương đại, về sựu thời trang lúc đó. “Anti-Fashion” được xem là mặt đối diện của nền công nghiệp thời trang, phá vỡ quy tắc khi mà các thiết kế, các âm hưởng từ thế hệ trước được sử dụng đi sử dụng lại khiến chúng ta phát ngán. Nên Anti-fashion phá nó, Antifashion xây dựng một thứ mới. Kiểu vậy – mình đã có 02 bài viết cụ thể về nó.
Nên MĐSĐG không phải là tiền lệ, nó như 1 tinh thần mà thế hệ nào cũng có sẵn trong đầu – tùy cách thể hiện ra sao mà thôi. Nhưng hay để tinh thần đó phát triển đó đúng cách và đúng như mà thằng Hùng trải qua và muốn đưa tới cho mọi người. Đừng để nó trở thành bình phong cho thứ khác – vì ai cũng biết, những Youtuber/Tiktoker đã làm cho con đường này lệch lạc rất nhiều.
Cảm ơn và yêu mọi người.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle